Ngày nay, mạng Internet vô cùng phát triển, nó là dịch vụ quan trọng bậc nhất thế giới với hàng tỉ người dùng. Tuy vậy, bạn đã bao giờ từng thắc mắc ai là chủ sở hữu của mạng Internet chưa? Nếu bạn đã từng có thắc mắc như vậy thì hãy cùng marinecontemporary.com theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé.

I. Internet là gì?

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng

Internet hay Mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các máy tính được liên kết với nhau. Mỗi máy tính được kết nối với Internet có thể gửi thông tin đến các máy tính khác trong mạng. Internet hoạt động thông qua hệ thống đường dây kết nối và các công nghệ viễn thông không dây như tháp viễn thông và vệ tinh, để kết nối các máy tính với nhau.

Những mạng máy tính nhỏ bắt đầu xuất hiện từ khoảng thập niên 50 và trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Sau đó, với sự xuất hiện của bộ chuyển mạch, các mạng máy tính lớn hơn bắt đầu được phát triển trong các trường đại học, viện nghiên cứu của chính phủ và một số công ty. Đến đầu thập niên 90, một mạng Internet riêng tư có thể truy cập trên toàn cầu đã khả dụng. Rất nhanh sau đó, nó đã phát triển thành mạng Internet mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

II. Ai là người sở hữu của mạng Internet?

Không có ai được cấp bằng sáng chế hay sở hữu toàn bộ Internet

Câu trả lời cho thắc mắc này là: Không có bất kỳ ai sở hữu toàn bộ Internet. Theo một cách hiểu thì mạng Internet có nhiều khái niệm chứ không chỉ mỗi cơ sở vật chất. Không có ai được cấp bằng sáng chế hay sở hữu toàn bộ Internet. Thay vào đó, từng phần của Internet như trung tâm dữ liệu, đường truyền, vệ tinh, bộ định tuyến,.. sẽ được sở hữu bởi vô số cá nhân, công ty và cơ quan chính phủ. Người sáng tạo ra World Wide Web là Sir Tim Berners-Lee, ông nổi tiếng vì đã từ chối nhận bằng sáng chế Internet để giữ cho nó luôn được miễn phí và bất kì ai cũng có thể truy cập được.

III. Ai là người sở hữu cơ sở hạ tầng của Internet?

Những nhà cung cấp dịch Internet (ISP) lớn sở hữu và cung cấp các phần lớn nhất của các cơ sở hạ tầng Internet. Trong đó bao gồm điểm truy cập, hệ thống cáp mạng và bộ định tuyến,… Hiện nay, chúng ta có khoảng 1,1 triệu kilomet cáp ngầm dưới biển, tương đương 28 lần chiều dài đường xích đạo.

Do cáp điện thoại và cáp Internet thường được dùng chung, nên nhiều công ty viễn thông sở hữu phần lớn cơ sở hạ tầng mạng Internet.

IV. ISP cấp 1

ISP cấp 1 xây dựng hầu hết cơ sở hạ tầng chính của internet, sở hữu hầu hết các địa chỉ IPv4 trên toàn thế giới. Các nhà cung cấp cấp 1 này thường thuê cơ sở hạ tầng của họ cho các ISP nhỏ hơn, sau đó bán internet cho người dùng cuối.

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 1, điển hình như công ty Level 3, Cogent, Telia Carrier, NTT,…

Google, Facebook, Amazon hay Microsoft cũng bắt đầu mua và phát triển hệ thống cáp quang xuyên lục địa. Chỉ riêng 4 công ty này đã chiếm 1/10 số cáp ngầm dưới biển. Một số chuyên gia cho rằng điều này vô cùng nguy hiểm, vì nó cho phép những công ty vốn đã có nhiều quyền lực nay lại có thể kiểm soát được internet.

V. Ai kiểm soát và điều tiết Internet

Internet phần lớn không được kiểm soát và nó tự điều tiết

Internet phần lớn không được kiểm soát và nó tự điều tiết. Không có bất kì một tổ chức đơn lẻ hay tập trung nào quản lý mạng Internet. Việc thiết kế cơ sở hạ tầng của internet khiến việc điều tiết nó trở nên vô cùng khó khăn.

Thông tin được gửi dưới dạng “gói” qua nhiều tuyến đường có thể. Giao thức Internet cung cấp các thiết bị kết nối với khả năng nhận và hiểu dữ liệu. Vì các gói này có thể gửi qua các tuyến đường khác nhau, nên IP sẽ rất dễ dàng tìm ra một con đường mới để dữ liệu đó có thể đến được đích cuối.

Một số chính phủ đã cố gắng điều tiết internet trong phạm vi pháp lý của họ vì những lý do khác nhau, thường là liên quan đến nội dung độc hại và bất hợp pháp. Nhưng các quy định này chỉ xảy ra ở mức độ nội dung ( dừng hoạt động một trang web) hay ở cấp độ người dùng ( như khởi tố hình sự).

Một số điểm thú vị của việc kiểm soát internet là dữ liệu được truyền qua cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của nhiều nhóm khác nhau. Một số nhà cung cấp dịch vụ lớn hoàn toàn có thể không cho phép hoặc tính phí khi truyền dữ liệu qua hạ tầng của họ. Thay vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ lớn tham gia vào các thỏa thuận ngang hàng cho phép người dùng mạng của nhau, sử dụng mạng của họ mà không phải trả khoản phí nào.

IV. Các tổ chức xác định các tiêu chuẩn Internet

Có một số nhóm gồm các cá nhân và tổ chức quan trọng được lập ra để xác định và thúc đẩy các tiêu chuẩn cho internet. Một trong các số đó phải nhắc đến là WC3 ( World Wide Web Consortium). WC3 đã công bố những tiêu chuẩn phát triển web nhằm đảm bảo khả năng truy cập web, cơ sở hạ tầng của Internet và quản lý dữ liệu được chuẩn hóa trong toàn ngành.

Một tổ chức khác cũng quan trong mà không thể không nhắc đến là ICANN. Tổ chức này điều phối và duy trì một số cơ sở dữ liệu chính nhằm đảm bảo rằng Internet hoạt động ổn định và an toàn.

Ngoài hai tổ chức kể trên, vẫn còn nhiều tổ chức khác như IANA, IETF, IAB, IRTF VÀ IEEE. Mỗi tổ chức sẽ có một vai trò riêng trong việc điều tiết sự phát triển của internet theo các tiêu chuẩn, trực tiếp giám sát các cơ sở hạ tầng quan trọng, hoặc bảo trì cơ sở dữ liệu trung tâm nhằm bảo đảm internet phải luôn hoạt động liên tục.

Bài viết trên đây là một số thông tin liên quan đến thắc mắc Ai là chủ sở hữu của mạng Internet? Qua bài viết này, các bạn có thể thấy rằng không ai là chủ sở hữu của mạng internet mà internet thuộc về một số công ty lớn. Phần lớn cơ sở hạ tầng Internet thuộc sở hữu của một số công ty viễn thông lớn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn đọc.